6 tác dụng chính của dầu nhớt trong việc vận hành động cơ
Dầu nhớt có tác dụng và chức năng chính là bôi trơn, giảm ma sát của các chi tiết máy, làm sạch và làm mát động cơ giúp xe được vận hành nhẹ nhàng, êm ái.
Dầu nhớt có tác dụng và chức năng chính là bôi trơn, giảm ma sát của các chi tiết máy, làm sạch và làm mát động cơ giúp xe được vận hành nhẹ nhàng, êm ái.
Vai trò và nhiệm cụ của dầu nhớt
Động cơ hoạt động dựa trên nguyên lý hỗn hợp xăng và khí được đốt cháy trong buồng đốt nhờ tia lửa điện đánh ra từ bugi. Công năng sinh ra từ quá trình đốt này sẽ làm piston chuyển động và qua cơ cấu truyền động của động cơ làm quay bánh sau.
Động cơ trong khi vận hành sẽ xảy ra ma sát giữa các bề mặt kim loại của các chi tiết. Ma sát làm máy nóng lên, tạo cặn bẩn, làm cản trở chuyển động và gây ra mài mòn dẫn đến hư hỏng máy móc. Dầu nhớt có nhiệm vụ phân cách các bề mặt chuyển động bảo vệ động cơ nhờ cơ cấu hoạt động của bơm dầu.
6 tác dụng và chức năng chính của dầu nhớt
1. Tác dụng bôi trơn làm giảm ma sát
Dầu nhớt có tác dụng bôi trơn, giúp cho piston di chuyển lên xuống một cách nhẹ nhàng, êm ái trong lòng xi-lanh.
- Khi động cơ vận hành, lực ma sát giữa các bộ phận như pítông, trục cam, xupáp với nhau là rất lớn.
- Hệ thống bơm sẽ phun dầu nhớt vào mọi ngóc ngách bên trong động cơ để tạo thành lớp đệm trơn trên bề mặt tiếp xúc giữa các chi tiết; làm giảm lực ma sát và tăng hiệu suất vận hành.
- Màng dầu ngăn cản các bề mặt kim loại tiếp xúc trực tiếp với nhau. Ngăn chặn sự mài mòn cho các bề mặt kim loại và hợp kim, giảm tổn thất cơ khí.
- Có tác dụng bảo vệ và kéo dài tuổi thọ của động cơ xe máy.
2. Tác dụng làm mát
Khi động cơ hoạt động, nhiệt lượng tỏa ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu là rất lớn. Khi đó nhờ quy trình luân chuyển liên tục. Dầu nhớt sẽ có tác dụng giải nhiệt tránh cho động cơ bị OverHeat hay bị cháy pítông. Dầu nhớt phân tán nhiệt sinh ra do ma sát và quá trình đốt nhiên liệu lên đến hơn 350°C ở vùng pít-tông.
3. Tác dụng làm sạch
Quá trình đốt cháy nhiên liệu đương nhiên sẽ sản sinh ra muội đọng lại trong động cơ. Và tác dụng tiếp theo của dầu nhớt chính là cuốn trôi và làm sạch số muội này.
Khi động cơ hoạt động sẽ bị nhiễm khí, bụi bẩn. Dầu nhớt có tác dụng làm trôi bụi bẩn khỏi động cơ, giúp làm sạch động cơ chống tạo cặn bám vào về mặt.
4. Tác dụng làm kín
Giữa các bề mặt chi tiết động cơ có những khoảng trống. Dầu nhớt là chất lỏng sẽ đi khắp các chi tiết của động cơ làm kín khít giữa pít-tông và xy-lanh. Giữ áp suất trong buồng đốt và giảm thiểu các chất khí cháy lọt xuống các-te. Để áp suất sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu không bị thất thoát, giúp tiết kiệm nhiên liêu hiệu quả.
5. Tác dụng trung hòa axit chống gỉ
Các chi tiết kim loại trong động cơ được bao bọc bằng một màng dầu mỏng. Có tác dụng hạn chế sự tiếp xúc với không khí, tránh được hiện tượng ôxy hóa tự nhiên dẫn đến gỉ sét.
Trong quá trình động cơ hoạt động sẽ sinh ra CO2 phản ứng tạo ra axit ăn mòn. Trong thành phần của dầu nhớt có chứa kiềm; có tác dụng giúp trung hòa axit bảo vệ động cơ không bị ăn mòn do axit sinh ra.
6. Thủy lực
Dầu nhớt dưới dạng lỏng chức năng thủy lực hỗ trợ lực cho động cơ. Giúp tăng năng suất hoạt động của động cơ, động cơ sẽ chạy khỏe hơn "bốc” hơn.
Dầu nhớt có tầm ảnh hưởng lớn đến việc duy trì một chiếc xe khỏe mạnh. Vì thế bạn cần nắm rõ tính năng của dầu nhớt mà mình sử dụng để có những lực chọn phù hợp.
Xem thêm